Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558



Suốt thời học sinh của mình, tôi luôn ngây thơ cho rằng lãnh thổ Việt Nam có được không dựa trên xâm lăng, chiếm đóng, vì những thông tin ấy vốn dĩ đâu được ghi vào sách giáo khoa. Nhưng hành trình này liệu có đơn giản như những gì được trình bày qua vài ba cuốn sách? Bản thân tôi tin rằng, không có hành trình nào không có máu và nước mắt, cũng không có cuộc phân chia tranh giành lãnh thổ nào lại chỉ diễn ra trong hòa bình.

 

Khởi thủy địa giới và xu hướng mở mang bờ cõi của Việt Nam 

 

Việt Nam, khởi thủy xuất phát chỉ là một lãnh thổ nhỏ bé nằm về phía Nam Trung Quốc. Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, lãnh thổ Việt Nam ngày càng mở rộng về phía Nam. Xu hướng mở mang bờ cõi này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: triết lí sức mạnh và địa chính học.

Kết quả hình ảnh cho bản đồ việt nam qua các thwoif kỳ

 

Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc hùng mạnh. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.

Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn, thậm chí còn mất đi một phần lãnh thổ về tay Lào và các nước láng giềng phía Tây Nam. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống, bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.

 

Sự thay đổi về lãnh thổ Việt Nam và câu hỏi: “Liệu rằng Việt Nam có ôn hòa như chúng ta vẫn nghĩ?”

 

Xét cho cùng, lãnh thổ Việt Nam có cốt lõi là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, kéo dài đến địa giới Quảng Bình Quảng Trị bây giờ. Vùng đất Quảng Nam trở vào vốn thuộc Chăm Pa. Với sự phát triển của nhà Lê, năm 1471, vua Lê Thánh Tông mới sáp nhập thêm vùng đất phía Bắc của Chiêm Thành.

Kết quả hình ảnh cho vua lê thánh tông

 

Có thể nói, “thành tựu” nổi bật nhất trong việc mở mang bờ cõi nước ta đã gọi tên nhà Nguyễn, và lịch sử của “Xứ Đàng Trong” cũng chỉ được chính thức

ghi chép, biên tập và công nhận sau cuộc “Nam tiến” của nhà Nguyễn.

Vậy còn trước đó thì sao?

Vùng đất vốn thuộc vương quốc Chăm Pa, Chân Lạp thì sao? Tại sao lại trở thành vùng đất của Việt Nam?

Kết quả hình ảnh cho Chăm Pa - Chân Lạp

 

Tôi vốn dĩ không phải một người chuyên về sử sách, nhưng đa phần những tài liệu mà tôi tiếp cận được thì nói về việc “hợp nhất” này như một sự “mở mang bờ cõi”, rằng láng giềng “đem quân quấy phá” và nhà Nguyễn “dẹp yên quân loạn rồi thu phục vùng đất”.

Suốt thời học sinh của mình, tôi luôn ngây thơ cho rằng lãnh thổ Việt Nam có được không dựa trên xâm lăng, chiếm đóng, vì những thông tin ấy vốn dĩ đâu được ghi vào sách giáo khoa. Nhưng hành trình này liệu có đơn giản như những gì được trình bày qua vài ba cuốn sách? Bản thân tôi tin rằng, không có hành trình nào không có máu và nước mắt, cũng không có cuộc phân chia tranh giành lãnh thổ nào lại chỉ diễn ra trong hòa bình.

Kết quả hình ảnh cho Nhà nguyễn

 

Bởi thế, câu hỏi mà tôi luôn suy nghĩ khi đọc về lịch sử Đàng Trong nói riêng và cả quốc gia nói chung là: “Liệu Việt Nam có là một quốc gia ôn hòa như ta vẫn thường nghĩ?”

 

Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777: Đi tìm lời giải

 

Những ai quan tâm đến vấn đề địa giới miền Nam Việt Nam có lẽ không thể bỏ qua cuốn sách “Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777” của Phan Khoang – một học giả uyên bác, một nhà sử học, nhà báo, nhà giáo tài ba.

 Hình ảnh có liên quan

 

Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng đã nói trong lời giới thiệu sách rằng: “Viết về lịch sử xứ Đàng Trong, nhà sử học không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… – những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay”.

Ngoài việc trình bày chi tiết phả hệ các chúa Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phước Thuần và các chúa Nguyễn tiếp theo, Phan Khoang còn dụng công mô tả “tổ chức chính quyền các chế độ”, từ bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, chế độ quân điền, thuế khóa đến nền giáo dục thi cử, tiền tệ, đo lường, pháp luật. Tác giả cũng chú ý đặc biệt đến lĩnh vực ngoại giao, giao thương của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong với các nước Đông Á, châu Âu.

Kết quả hình ảnh cho đàng trong

 

Một điểm nhấn khác cũng được tác giả lưu ý là hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây ngày càng mạnh mẽ ở xứ Đàng Trong. Ông viết: “Các chúa Nguyễn không quá cứng rắn với các giáo sĩ là vì muốn tiếp xúc với nền văn minh mới, lợi dụng khoa học Tây phương” (trích sách Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777).

Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777 không chỉ cung cấp một cái nhìn về lịch sử hình thành vương triều Nguyễn và lịch sử Đại Việt thời Lê – Trịnh mà còn mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích về sự hình thành và phát triển, hưng thịnh và suy tàn của các vùng lãnh thổ phía Nam Việt Nam. Cuốn sách được đánh giá như một trong những công trình đồ sộ nhất ở thập kỉ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.

Kết quả hình ảnh cho vieệt sử xứ đàng trong

 

Trên hành trình đi tìm lời giải cho vấn đề lãnh thổ Việt Nam nói chung và lịch sử xứ Đàng Trong nói riêng, Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777 sẽ là một cuốn sách hữu ích, giá trị và không thể bỏ qua.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *